Thứ sáu, 13.10.2017 06:27
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Võ Thị Trung Trinh cho biết đã cấp chữ ký số và tổ chức tập huấn sử dụng cho 70 đơn vị. Cụ thể có 15 sở (thiếu Sở Văn hóa – Thể thao, Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ), 34 ban/ngành và 21 quận/huyện (thiếu quận Phú Nhuận, quận 9, huyện Cần Giờ).
Đối với cá nhân, đã cấp chữ ký số cho 94 lãnh đạo văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện để phục vụ liên thông với cơ quan thuế. Hiện sở đã gửi hồ sơ đề nghị Cục Cơ yếu 893 cấp bổ sung chữ ký số cho UBND quận 9, UBND quận Phú Nhuận, UBND huyện Cần Giờ và Sở Du lịch.
“Có 2 loại chữ ký số là cá nhân và tổ chức. Khi lãnh đạo đi công tác xa vẫn có thể xử lý văn bản, công văn bình thường khi sử dụng chữ ký số cá nhân. Chữ ký số này được công nhận trên toàn quốc” – bà Trinh nói.
Theo bà Trinh, hiện nay các sở ngành, quận huyện vẫn sử dụng song song 2 hình thức. Đó là chữ ký sống trên văn bản giấy và chữ ký số trên văn bản điện tử để giao dịch. Bà Trinh cho hay hiện sở đang làm dự thảo Quy chế sử dụng văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số. Quy chế này quy định rõ những loại văn bản nào sẽ áp dụng hình thức văn bản điện tử, loại văn bản nào vừa văn bản điện tử vừa văn bản giấy. Sở sẽ gửi dự thảo này đến các đơn vị để lấy ý kiến, sau đó trình UBND TP ban hành.
Từng bước thay thế văn bản giấy bằng tập tin điện tử
Trước những kết quả trên, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến đã hoan nghênh Sở Thông tin và Truyền thông. Ông Tuyến yêu cầu các đơn vị nào chưa có phải làm ngay hồ sơ xin cấp chữ ký số, nếu không làm sẽ có biện pháp xử lý. Chữ ký số sẽ được cấp cho chủ tịch, các phó chủ tịch, giám đốc, phó giám đốc, chánh văn phòng và phó chánh văn phòng. Ông Tuyến cho biết đối với văn bản mật thì không sử dụng chữ ký số vì đây là quy định của Nhà nước
Hiện tại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh vẫn còn đang sử dụng song song văn bản giấy và văn bản điện tử, nhằm rút ngắn thủ tục hành chính cho người dân thay vì phải đợi gần 10 ngày so với trước đây. Đến giữa năm 2017 tất cả các văn bản hành chính giữa các quận huyện ban nghành đều không còn lưu trự dạng văn bản mà đều được thay hoàn toàn bằng tập tin điện tử, dự kiến đến năm 2020 tất cả các dịch vụ trực tuyến sẽ đồng bộ với nhau để giảm tải chi phí phát sinh.
Việc bãi bỏ hoàn toàn văn bản giấy không chỉ tiết kiệm về thời gian, giấy in, mực in.... không thông thường như trước đây phải gõ bằng văn bản trực tiếp đến từng cơ quan ban nghành, UBND TP tiết kiệm mỗi tháng khoảng 100 triệu đồng về khoản giấy, mực in để phát hành thư mời giấy.
Các tin mới hơn:
» Điểm nổi bật của khai thuế qua mạng
» HƯỚNG DẪN GIA HẠN CHỮ KÝ SỐ CỦA CÁC NHÀ MẠNG
Các tin cũ hơn:
» Vĩnh Phúc đẩy mạnh cải cách hành chính số
» Khắc phục khi không nộp được tờ khai thuế
» Ưu điểm của xác thực bằng chữ ký số tại HDBank
» Hiệu lực mới của chữ ký số trong năm 2017
» Giải đáp câu hỏi về Chữ ký số
» Bắt buộc tích hợp chữ ký số trong văn bản điện tử
» Thận trọng trong việc lựa chọn chứng thư điện tử
» Thí điểm nộp thuế điện tử thông quan 24/7
» Chính phủ khuyến khích sử dụng chứng thực điện tử
» Cập nhật thời hạn VINA-CA trong tháng 8/2017